-
icon
Tục xông đất; Đọc thư chúc Tết
-
icon
Hái lộc; Tết trồng cây
-
icon
“Đọc thư chúc Tết” và tục “tết trồng cây”.
Đáp án đúng là câu C: Đó là tục “Đọc thư chúc Tết” và tục “Tết trồng cây”. Năm nào Bác cũng có thư và thơ chúc Tết đồng bào. Bài thơ Chúc năm mới đầu tiên của Bác làm năm 1942, in trên báo Việt Nam Độc lập số 114. Nhưng lúc đó, bài thơ chưa được phổ biến rộng rãi, chưa mấy ai biết. Nói đến thư và thơ chúc Tết của Bác, thì phải nói bắt đầu từ Tết Bính Tuất, 1946, khi Bác đã là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Xin trích bài Nghe thư chúc Tết đầu tiên của Bác Hồ của nhà viết kịch Học Phi kể lại, đêm giao thừa năm ấy, ở nhà Bác sĩ Nguyễn Văn Luyện, có mặt một số trí thức học ở Pháp về. “… Bỗng tiếng còi thành phố vang lên, rồi tiếng chuông trống đổ dồn, tiếng pháo nổ giòn giã khắp nơi. Bác sĩ Luyện vừa đứng dậy, vừa mở to radio vừa nói: “Hãy nghe Cụ Hồ Chí Minh chúc Tết đã”. Tin Hồ Chủ tịch đọc thư chúc Tết đã được thông báo trên đài, mọi người đã biết, nên cùng im lặng ngồi chờ… Từ trong máy thu thanh phát ra bài nhạc Quốc ca, rồi đến tiếng nói ấm áp của Bác Hồ. Bác chúc Tết đồng bào ở trong nước, và kiều bào ở nước ngoài, chúc các cụ phụ lão, các cháu thanh, thiếu niên và nhi đồng, các chiến sĩ đang chiến đấu ở ngoài mặt trận. Bức thư kết thúc bằng bốn câu thơ lục bát: “Bao giờ kháng chiến thành công, Chúng ta cùng uống một chung rượu đào. Tết này ta tạm xa nhau, Chắc rằng ta sẽ Tết sau sum vầy.” Bác Hồ rất thích trồng cây. Từ khi hoạt động ở Thái Lan cho đến khi về nước làm việc ở chiến khu Việt Bắc hay ở Thủ đô Hà Nội, Bác đều không quên “tăng gia sản xuất” và trồng cây. Bác tự mình làm trước và kêu gọi mọi người cùng làm. Ngày 28-1-1959, lấy bút danh Trần Lực, Bác viết bài Tết trồng cây đăng trên báo Nhân dân kêu gọi toàn dân hưởng ứng một tháng trồng cây, vào mùa Xuân (từ 6-1 đến 6-2-1960) nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng. Đợt trồng cây này gọi là “Tết trồng cây”, mở đầu cho việc trồng cây quanh năm. Đồng bào ta náo nức hưởng ứng lời kêu gọi của Bác. Những “Đồi cây Bác Hồ”, “Vườn cây Bác Hồ” phát triển khắp nơi.