• Giới thiệu
  • Chính sách bảo mật
  • Bản quyền
  • Điều khoản & Quy định
  • Liên hệ
  • Trang chủ
  • Truyện
  • Du lịch
  • Hỏi đáp
  • Tin tức
No Result
View All Result
GIOITREVN
  • Trang chủ
  • Truyện
  • Du lịch
  • Hỏi đáp
  • Tin tức
No Result
View All Result
No Result
View All Result
Home Old

Nêu quá trình điều hòa thân nhiệt của da

admin by admin
August 1, 2022
Reading Time: 15 mins read
0
0
SHARES
0
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Giải Bài Tập Sinh Học 8 – Bài 33: Thân nhiệt giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Nội dung chính

  • I. Cơ chế điều nhiệt
  • II. Trung tâm điều hòa thân nhiệt
  • III.Một số rối loạn thân nhiệt
  • Video liên quan

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 8

  • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 8

  • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 8

  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 8

– Nhiệt độ cơ thể người khỏe mạnh khi trời nóng và khi trời lạnh là bao nhiêu và thay đổi như thế nào?

Trả lời:

– Người ta đo thân nhiệt bằng nhiệt kế và để theo dõi tình trạng cơ thể bình thường hay bị bệnh.

– Nhiệt độ cơ thể người khỏe mạnh khi trời nóng và khi trời lạnh là 37oC. Thân nhiệt được điều chỉnh bằng cơ chế như sau:

    + Khi trời nóng: cơ thể tăng dãn mao mạch giúp tỏa nhiệt và toát mồ hôi.

    + Khi trời lạnh: mao mạch co, giảm lượng máu qua da để giảm sự mất nhiệt.

– Khi lao động nặng, cơ thể có những phương thức tỏa nhiệt nào?

– Vì sao vào mùa hè, da người ta hồng hào, còn mùa đông, nhất là khi trời rét, da thường tái hoặc sởn gai ốc?

– Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió (trời oi bức), cơ thể ta có những phản ứng gì và có cảm giác như thế nào?

– Từ những ý kiến trả lời trên hãy rút kết luận về vai trò của da trong sự điều hóa thân nhiệt.

Trả lời:

– Nhiệt do hoạt động của cơ thể sinh ra được tỏa ra ngoài môi trường qua da hay chất thải, qua hệ hô hấp để duy trì thân nhiệt.

– Khi lao động nặng, cơ thể có những phương thức tỏa nhiệt qua da bằng cách dãn mao mạch, ra mồ hôi, thở gấp để thải nhiệt qua hệ hô hấp.

– Vào mùa hè, da người ta hồng hào do mao mạch dãn ra để tăng lượng máu vận chuyển qua da để tăng thải nhiệt; còn mùa đông, nhất là khi trời rét, da thường tái hoặc sởn gai ốc do co mao mạch dưới da giảm lượng máu qua da để tránh mất nhiệt.

– Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió (trời oi bức), cơ thể ta có những phản ứng thoát mồ hôi, nhưng do khó thoát ra nên mồ hôi chảy thành dòng và có cảm giác oi bức, khó chịu.

– Kết luận về vai trò của da trong sự điều hóa thân nhiệt:

    + Da có vai trò quan trọng trong điều hòa thân nhiệt

    + Khi nắng nóng và lao động nặng, mao mạch da dãn ra giúp tăng tỏa nhiệt, đồng thời tăng tiết mồ hôi lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể.

    + Khi trời quá lạnh mao mạch ở da co lại, cơ chân lông co để giảm tỏa nhiệt. Khi quá lạnh, còn có hiện tượng cơ co dãn liên tục để sinh nhiệt với phản xạ run.

– Chế độ ăn uống mùa hè và mùa đông khác nhau như thế nào?

– Vào mùa hè chúng ta cần làm gì để chống nóng?

– Để chống rét, chúng ta phải làm gì?

– Vì sao nói: rèn luyện thân thể cũng là một biện pháp chống nóng, lạnh?

– Việc xây nhà ở, công sở… cần lưu ý những yếu tố nào để góp phần chống nóng, chống lạnh?

– Trồng cây xanh có phải là một biện pháp chống nóng không? Tại sao?

Trả lời:

– Chế độ ăn uống mùa hè và mùa đông khác nhau:

+ Mùa hè: tránh ăn đồ sinh nhiều nhiệt, tích cực ăn những thức ăn có nước, mát.

+ Mùa đông: ăn những thức ăn sinh nhiều năng lượng như các thức ăn có chất béo.

– Vào mùa hè chúng ta chống nóng bằng cách:

+ Đội nón, mũ khi đi ra nắng

+ Không chơi thể thao khi trời quá nắng nóng

+ Mồ hôi ra nhiều không được tắm ngay cũng như ngồi ở nơi lộng gió, bật quạt quá mạnh để tránh giảm thân nhiệt đột ngột.

– Để chống rét, chúng ta phải: mặc ấm nhất là khu vực cổ, tay, chân, đầu và tránh nơi hút gió.

– Rèn luyện thân thể cũng là một biện pháp chống nóng, lạnh vì: giúp rèn luyện thể dục thể thao giúp tăng khả năng chịu đựng của cơ thể.

– Việc xây nhà ở, công sở… cần lưu ý những yếu tố để góp phần chống nóng, chống lạnh: hướng nhà tránh được ánh nắng trực tiếp từ mặt trời, có nhiều gió vào mùa hè, tránh được gió lạnh vào mùa đông.

– Trồng cây xanh là một biện pháp chống nóng. Vì cây xanh có thoát hơi nước nên tăng không khí mát mẻ.

Trả lời:

– Trời nóng: mao mạch ở da dãn ra giúp tỏa nhiệt nhanh, đồng thời tăng tiết mồ hôi, mồ hôi được bay hơi giúp giảm nhiệt cơ thể.

– Trời oi bức: mồ hôi chảy nhiều thành dòng thải nhiệt ra khỏi cơ thể.

– Trời lạnh: mao mạch ở da co lại, cơ chân lông co lại giúp giảm tỏa nhiệt, lạnh quá thì cơ co liên tục để sinh nhiệt gây phản xạ run.

– “Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói”

– “Rét run cầm cập”

Trả lời:

– Khi trời nóng: tăng toả nhiệt (toát mồ hôi) nên nhanh có cảm giác khát nước. Khi trời mát: giảm toả nhiệt, tăng sinh nhiệt (tăng dị hoá) nên nhanh có cảm giác khát đói.

– Khi trời lạnh: giảm toả nhiệt (mạch máu dưới da co, cơ chân lông co), tăng sinh nhiệt (phản xạ run) nên có hiện tượng run cầm cập.

Trả lời:

– Khẩu phần phải đảm bảo đủ chất và đủ lượng, cụ thể :

+ Đủ chất: là đủ các thành phần dinh dưỡng cần cho sự phát triển bình thường cùa từng lứa tuổi và thể trạng.

+ Đủ lượng: phù hợp với nhu cầu của từng loại đối tượng (già, trẻ, lao động chân tay hay lao động trí óc, lao động nặng hay nhẹ …).

– Giữ ấm về mùa đông và thoáng mát về mùa hè.

Hay nhất

– Da là cơ quan đóng vai trò quan trọng nhất trong điều hoà thân nhiệt.

– Khi trời nóng và khi lao động nặng, mao mạch ở da dãn giúp toả nhiệt nhanh, đồng thời tăng cường tiết mồ hôi, mồ hồi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể.

– Khi trời rét, mao mạch ở da co lại, cơ chân lông co để giảm sự toả nhiệt.

– Ngoài ra, khi trời quá lạnh, còn có hiện tượng cơ co dãn liên tục gây phản xạ run để sinh nhiệt

Câu hỏi: Da điều hòa thân nhiệt bằng cách nào?

Trả lời:

Da điều hòa thân nhiệt bằng cách co hoặc giãn mao mạch ở lớp bì, tuyến mồ hôi, cơ co chân lông, lớp mỡ:

– Khi trời nóng, mao mạch dưới da giãn, da nhìn rất hồng hào, tuyến mồ hôi tiết nhiều mồ hôi→ Tăng thải nhiệt, làm nhiệt độ ổn định.

– Khi trời lạnh mao mạch co lại, cơ chân lông co, có thể có hiện tượng nổi gai ốc→ Tăng giữ nhiệt cho cơ thể.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về điều hòa thân nhiệt nhé:

I. Cơ chế điều nhiệt

Nhiệt độ cơ thể được điều hoà bởi cơ chế feedback thần kinh.

– Mùa nóng:

Việc đổ mồ hôi để điều hòa thân nhiệt được xảy ra khi nhiệt độ cơ thể đang quá cao (ví dụ như sốt hoặc căng thẳng) hoặc khi cơ thể cần được thư giãn để duy trì trạng thái cân bằng với nhiệt độ môi trường xung quanh (ví dụ trời nắng nóng)
Quá trình tỏa nhiệt nếu vẫn chưa đủ để làm giảm nhiệt độ của cơ thể để điều hòa thân nhiệt, bộ não sẽ tiếp tục gửi tín hiệu thần kinh đến tuyến mồ hôi nằm bên dưới da để tiết ra mồ hôi lên trên bề mặt da, mục đích của việc này là sự bay hơi của mồ hôi sẽ lấy đi nhiệt trên bề mặt da một cách nhanh chóng.

Đổ mồ hôi sẽ giúp làm ẩm, tăng cường hệ miễn dịch cho làn da và tạo điều kiện cho việc hạ nhiệt độ cơ thể.

-Mùa lạnh:

Khi nhiệt độ bên ngoài môi trường giảm, cơ thể sẽ tự giữ nhiệt bằng cách co các mao mạch máu gần bề mặt da lại, tức là hạn chế máu lưu thông qua gần bề mặt da một cách ít nhất có thể, do đó, ít có nhiệt bị mất đi, đây cũng là nguyên nhân cơ thể chúng ta thường hay cảm thấy da tái nhợt vào mùa lạnh.

1. Khái niệm về điểm chuẩn (set-point)

Điều hoà thân nhiệt là quá trình cơ thể điều chỉnh, cân đối cường độ sinh nhiệt và thải nhiệt sao cho nhiệt độ trung tâm duy trì gần điểm chuẩn 37oC. Khi nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn mức này, tốc độ thải nhiệt cao hơn sinh nhiệt để đưa thân nhiệt trở về 37oC. Ngược lại, khi thân nhiệt giảm dưới điểm chuẩn, tốc độ sinh nhiệt sẽ cao hơn thải nhiệt.

2. Các nơ-ron vùng trước chéo thị giác-dưới đồi trước

Vùng trước chéo thị giác-dưới đồi trước có nhiều nơ-ron nhạy cảm nóng và một ít nơ-ron nhạy cảm lạnh. Những nơ-ron này có chức năng như những cảm biến nhiệt để kiểm soát thân nhiệt.

Khi vùng này bị kích thích nóng sẽ gây tăng tiết mồ hôi và giãn mạch da giúp chống nóng, đồng thời các quá trình sinh nhiệt cũng bị ức chế. Vì vậy, nó cũng được xem là một trung tâm điều nhiệt.

3. Các receptor nhiệt ở da và tổ chức

Các receptor nhiệt ở da bao gồm receptor nhận cảm lạnh và nóng, trong đó receptor nhận cảm lạnh nhiều hơn gấp 10 lần.

Các receptor nhiệt còn tìm thấy ở các tổ chức bên trong cơ thể như tuỷ sống, khoang bụng và quanh tĩnh mạch lớn. Nó cũng phát hiện lạnh là chủ yếu. Tuy nhiên khác với receptor ở da, nó tiếp xúc với nhiệt độ trung tâm hơn là nhiệt độ ngoại vi.

4. Vùng dưới đồi sau – Tích hợp các tín hiệu

Các tín hiệu nhận cảm nhiệt ngoại biên tham gia điều nhiệt chủ yếu là thông qua vùng dưới đồi. Vùng mà các tín hiệu này kích thích nằm ở hai bên rìa của vùng dưới đồi sau. Các tín hiệu nhiệt trung ương từ vùng trước chéo thị giác-dưới đồi trước cũng được truyền về vùng dưới đồi sau. Tại đây, tất cả các tín hiệu nhận cảm nhiệt được tổng hợp lại để kiểm soát quá trình sinh nhiệt và giữ nhiệt của cơ thể giúp điều hoà thân nhiệt.

II. Trung tâm điều hòa thân nhiệt

Thân nhiệt được giữ ổn định là nhờ trung tâm điều hòa thân nhiệt. Nói đến trung tâm điều hòa thân nhiệt ta phải hiểu điểm nhiệt (set point) là nhiệt độ mà trung tâm điều hòa thân nhiệt phải điều hòa giữa hai quá trình sản nhiệt và thải nhiệt, để sao cho thân nhiệt được giữ ổn định ở nhiệt độ đó.

Trung tâm điều hòa thân nhiệt ở vùng trước nhãn của vùng dưới đồi (hypothalamus), ở vùng này có những neuron có hoạt động thay đổi liên tục đối với sự thay đổi nhiệt độ (đo bằng điện thế hoạt động), đó là các tế bào khởi phát cơ chế điều nhiệt. Người ta thấy có 30% là loại neuron nhạy cảm với nóng (warm-sensitive neuron), 10% là các neuron nhạy cảm với lạnh (cold-sensitive neuron). Ngoài ra có một số neuron có đáp ứng không liên tục với sự thay đổi nhiệt độ, đó là các neuron trung gian (intergative neuron) chỉ có nhiệm vụ dẫn truyền luồng thần kinh.

III.Một số rối loạn thân nhiệt

1. Sốt

Sốt là trạng thái tăng thân nhiệt xảy ra do điểm chuẩn bị nâng lên cao hơn bình thường. Khi đó, các đáp ứng tăng thân nhiệt xuất hiện và đưa thân nhiệt tăng lên bằng điểm chuẩn mới gây nên sốt.

Chất gây sốt ngoại sinh bao gồm các sản phẩm giáng hoá, độc tố của vi khuẩn hoặc toàn bộ một vi sinh vật.

Chất gây sốt nội sinh là các cytokin được tiết ra từ bạch cầu mono, đại thực bào, bạch cầu hạt trung tính, bạch cầu lympho… Các chất gây sốt nội sinh thường được tiết ra khi các tế bào trên thực bào hoặc nhận diện các chất gây sốt ngoại sinh. Chất gây sốt nội sinh thường gặp là interleukin-1. Interleukin-1 thúc đẩy nơ-ron vùng dưới đồi tiết prostaglandin E2, và chính chất này đã tác động làm tăng điểm chuẩn của vùng dưới đồi. Bản thân nội độc tố vi khuẩn cũng có thể trực tiếp gây tăng tạo prostaglandin E2 ở vùng dưới đồi.

Khi bắt đầu cơn sốt sẽ có các biểu hiện như ớn lạnh, co mạch, run. Khi hết cơn sốt thì giãn mạch, ra mồ hôi.

2. Say nóng

Là tình trạng tăng thân nhiệt khi nhiệt độ môi trường quá cao, vượt quá khả năng thải nhiệt. Nếu môi trường không khí khô và có gió đối lưu thì thải nhiệt do bay hơi còn thuận lợi. Nếu độ ẩm 100% thì với nhiệt độ không khí 34oC đã có thể làm tăng thân nhiệt.

Khi bị say nóng, thân nhiệt lên đến 40,5-42oC. Triệu chứng là hoa mắt, choáng váng, da nóng và đỏ, có thể mê sảng và bất tỉnh. Nặng thì có thêm sốc tuần hoàn.

Say nắng là một dạng của say nóng có thêm tia bức xạ của mặt trời.

3. Sự tiếp xúc của cơ thể với môi trường cực lạnh

Một người bị rơi vào nước có băng trong vòng 20-30 phút sẽ chết do rung thất, ngừng tim. Khi đó, thân nhiệt giảm xuống còn 25oC.

Khi thân nhiệt giảm xuống dưới 34oC thì khả năng điều nhiệt của vùng dưới đồi sẽ bị suy yếu và khi thân nhiệt còn 29oC khả năng này sẽ bị mất hoàn toàn. Đầu tiên, nạn nhân sẽ buồn ngủ và sau đó là hôn mê.

-Lạnh cóng : những phần thân thể phơi ra lạnh có thể bị đông lại gọi là lạnh cóng, hay gặp ở dái tai, đầu ngón tay, chân. Có thể đưa đến tổn thương vĩnh viễn là hoại tử.

-Giãn mạch do lạnh : khi nhiệt độ tổ chức giảm xuống mức có thể gây đông, mạch máu đột nhiên giãn ra biểu hiện bằng đỏ da. Hiện tượng này giúp bảo vệ khỏi bị lạnh cóng.

admin
admin
Previous Post

Giải đáp thắc mắc: Da điều hòa thân nhiệt bằng cách nào?

Next Post

Cơ thể con người điều hòa thân nhiệt như thế nào?

Bài viết liên quan

No Content Available
Next Post

Top 12 da điều hòa thân nhiệt bằng cách nào mới nhất năm 2022

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Kết nối tại đây

  • 99 Subscribers
  • Trending
  • Comments
  • Latest

Top 9 xamvn.io mới nhất năm 2022

July 14, 2022

Cách Vẽ Đường Trung Trực Của Một Đoạn Thẳng, Cách Vẽ Đường Trung Trực Bằng Compa Và Thước

205

Truyện Sáng Tác – Truyện Việt

26

Top 16 cô gái giết thỏ bằng tấm kính mới nhất năm 2022

17

Cúc Tịnh Y – Wikipedia tiếng Việt

13

Top 5 1 km bằng bao nhiêu mét mới nhất năm 2022

August 10, 2022

Top 6 1 + 1 bằng bao nhiêu mới nhất năm 2022

August 10, 2022

Top 12 1kg bằng bao nhiêu gam mới nhất năm 2022

August 10, 2022

Top 6 1ha bằng bao nhiêu m2 mới nhất năm 2022

August 10, 2022

Bài viết có thể bạn quan tâm

Top 5 1 km bằng bao nhiêu mét mới nhất năm 2022

August 10, 2022

Top 6 1 + 1 bằng bao nhiêu mới nhất năm 2022

August 10, 2022

Top 12 1kg bằng bao nhiêu gam mới nhất năm 2022

August 10, 2022

Top 6 1ha bằng bao nhiêu m2 mới nhất năm 2022

August 10, 2022

Website Gioitrevn.net cập nhật thường xuyên những thông tin, kiến thức hữu ích dành cho giới trẻ Việt Nam

Follow Us

Sitemap

Bài viết mới nhất

Top 5 1 km bằng bao nhiêu mét mới nhất năm 2022

August 10, 2022

Top 6 1 + 1 bằng bao nhiêu mới nhất năm 2022

August 10, 2022

Top 12 1kg bằng bao nhiêu gam mới nhất năm 2022

August 10, 2022
  • Giới thiệu
  • Chính sách bảo mật
  • Bản quyền
  • Điều khoản & Quy định
  • Liên hệ

© 2022 Gioitrevn.net - Bản quyền thuộc Gioitrevn.net

No Result
View All Result

© 2022 Gioitrevn.net - Bản quyền thuộc Gioitrevn.net